Cơ hội giao thương - Tại TP.HCM, hàng tạm nhập tái xuất (TNTX) có hai dạng chủ yếu: Nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, khu chế xuất và hàng hóa thương mại quá cảnh (xăng dầu, sắt thép, thực phẩm…). Đáng chú ý: Sai phạm chủ yếu chỉ do chậm tái xuất.






Tại TP.HCM, hàng tạm nhập tái xuất (TNTX) có hai dạng chủ yếu: Nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, khu chế xuất và hàng hóa thương mại quá cảnh (xăng dầu, sắt thép, thực phẩm…). Đáng chú ý: Sai phạm chủ yếu chỉ do chậm tái xuất.
Phổ biến tạm nhập nhưng không tái xuất
Trong 8 tháng đầu năm 2012, hàng TNTX tại TP.HCM chủ yếu là xăng dầu, sắt thép, máy móc, thiết bị, phân bón, máy vi tính, chất dẻo... Số lượng tạm nhập xăng dầu có 209 tờ khai hải quan, trị giá 1,04 tỷ USD; sắt thép 197 tờ khai (87 triệu USD); máy móc, thiết bị, phụ tùng, 113 tờ khai (22,8 triệu USD)…
Tính đến ngày 5/10, Cục Hải quan TP.HCM đã xử lý 43 vụ vi phạm trong lĩnh vực TNTX, tổng giá trị hàng vi phạm hơn 74 tỷ đồng, số tiền xử phạt hành chính 150 triệu đồng. Ông Lê Nguyên Linh - Phó trưởng Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết: Hành vi vi phạm phổ biến do không tái xuất hàng tạm nhập đúng thời hạn quy định đã đăng ký, chưa xảy ra vụ nào về hàng tạm nhập rồi tiêu thụ nội địa từ đầu năm đến nay.
Quý III/2012, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã thu giữ 335.000 sản phẩm bia, rượu, sữa nước, thực phẩm, điện thoại, mỹ phẩm, linh kiện; 18.794m vải và gần 136.000 tấn phụ liệu may, hóa chất, simili, keo dán, dược liệu. Hàng vi phạm phần lớn nhập lậu, nhiều nhất là xuất xứ từ Trung Quốc, phần còn lại nhập chính ngạch do khai gian chủng loại, số lượng, xuất xứ (cũng không ngoại trừ là hàng tạm nhập nhưng không tái xuất).
Ông Đặng Văn Đức - Chi Cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM - khẳng định, QLTT chỉ có chức năng kiểm soát hàng hóa ở thị trường nội địa. Trong các vụ đã kiểm tra từ đầu năm đến nay, có một số vụ, đối tượng vi phạm khai mua từ nguồn gốc hàng do tạm nhập nhưng không tái xuất, hàng vi phạm chủ yếu là thực phẩm, nguyên phụ liệu, thiết bị, linh kiện...
Ông Nguyễn Thanh Long- Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết, tại các cửa khẩu của TP.HCM, đa số các doanh nghiệp thường thực hiện TNTX theo hai hợp đồng riêng biệt và xuất trình cùng lúc khi làm thủ tục hải quan. Phần lớn hàng hóa được lưu giữ tại cửa khẩu, doanh nghiệp không mang hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát. Do có sự giám sát chặt, nên tình trạng gian lận đối với loại hàng hóa TNTX ít xảy ra.
Bất cập quy định mới
Ngoài hàng TNTX thương mại, hàng TNTX phục vụ sản xuất hiện nay ít xảy ra tiêu cực, tuy nhiên những quy định mới về hàng TNTX cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ông Đặng Hoàng Giang- Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam- phản ánh thực tế: Quy định mới về TNTX là đúng, nhưng với ngành điều gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể, nguyên liệu điều thô hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000- 400.000 tấn để chế biến. Nhưng theo quy định mới, hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải đóng thuế sau 30 ngày (trước đây là 275 ngày), trong khi chu kỳ chế biến của ngành điều dài hơn so với quy định, nên doanh nghiệp buộc phải vay tiền để đóng thuế trước. Phần lớn doanh nghiệp đều yếu về tài chính, ngân hàng không bảo lãnh nộp thuế thay doanh nghiệp như trước, nên áp dụng quy định mới tại thời điểm hiện nay là không phù hợp với ngành điều.
Với ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng, Giám đốc Công ty may Sài Gòn 3 cho rằng, việc bãi bỏ ân hạn 275 ngày đang khiến cho các doanh nghiệp dệt may lo lắng. Hiện nay ngành dệt may đang nỗ lực để tăng hàm lượng xuất khẩu trực tiếp, giảm gia công để tạo ra giá trị gia tăng cao, nếu các doanh nghiệp không được ân hạn thuế thì sẽ không thể thoát được “kiếp gia công”.
Làm gì để quản lý chặt TNTX?
Để quản lý chặt hàng TNTX, tránh tình trạng trốn thuế, thẩm lậu vào thị trường nội địa, ông Nguyễn Thanh Long cho rằng, nhà nước cần sửa đổi quy định liên quan đối với hàng TNTX như thời hạn TNTX, thời hạn gia hạn, thời hạn nộp thuế; ràng buộc việc xuất trình 2 hợp đồng cùng lúc khi lạm dụng thủ tục TNTX; quy định tạm nhập và tái xuất tại cùng một cửa khẩu… Đối với mặt hàng đặc thù như: Xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá, hàng thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì cần phải có quy định riêng, để quản lý chặt chẽ hơn. Đặc biệt, cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa hải quan với các cơ quan liên quan về giám sát, quản lý đối với hàng TNTX vận chuyển trong nội địa trước khi tái xuất ra nước ngoài, bảo đảm tất cả các lô hàng tạm nhập đều phải tái xuất, không thẩm lậu vào nội địa.
Tính đến ngày 5/10, Cục Hải quan TP.HCM đã xử lý 43 vụ vi phạm trong lĩnh vực TNTX, tổng giá trị hàng vi phạm hơn 74 tỷ đồng, số tiền xử phạt hành chính 150 triệu đồng. Tính đến ngày 5/10, Cục Hải quan TP.HCM đã xử lý 43 vụ vi phạm trong lĩnh vực TNTX, tổng giá trị hàng vi phạm hơn 74 tỷ đồng, số tiền xử phạt hành chính 150 triệu đồng.



Thế Vĩnh - Thùy Dương

Theo cohoigiaothuong.com.vn

View more random threads: