Phân biệt ng ty và nhà xưởng
Công ty là một dạng mô hình pháp nhân được lập ra với mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Hiện có rất nhiều hình thức công ty trên thị trường như dịch vụ, giải pháp, thi công,... Tuy nhiên nếu nói về mối tương quan giữa công ty và nhà xưởng thì chỉ đối với công ty kinh doanh dạng sản xuất. Các công ty sản xuất mặt hàng như quần áo, nội thất,...sẽ luôn cần đến kho xưởng. Vậy nói cách khác, nhà xưởng chỉ là một phần của công ty.

Nhà xưởng là dạng công trình được sử dụng phổ biến hiện nay (Nguồn: Internet
Các dạng nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Tùy tính chất, mục đích hay đặc thù của doanh nghiệp mà lựa chọn dạng nhà xưởng phù hợp. Tại Việt Nam có 5 dạng nhà xưởng được sử dụng phổ biến bao gồm:
1. Nhà xưởng thép tiền chế
Nhà xưởng thép tiền chế là loại nhà được lắp đặt bằng các cấu kiện thép theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật bài bản. Kiểu nhà này được hoàn thiện theo 3 giai đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện bằng thép, lắp đặt công trình. Đối với giai đoạn 2 gia công cấu kiện sẽ được sản xuất theo bản vẽ tại nhà máy, sau đó vận chuyển đến nơi cần lắp đặt.


Nhà xưởng thép tiền chế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Ưu điểm của nhà xưởng thép tiền chế
Tiết kiệm chi phí
Nhà xưởng thép tiền chế tiết kiệm 20% đến 30% chi phí so với phương pháp thi công truyền thống. Do các thành phần có độ bền thấp được thiết kế để giảm thiểu lượng thép nên nhà khung thép nhẹ hơn và tiết kiệm được nhiều vật liệu. Nhà xưởng thép tiền chế giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí thi công rẻ hơn. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tùy theo mục đích sử dụng mà người thiết kế có bố trí cột bên trong hay không. Nếu bên trong cần thông gió, không có cột thì bên trong dầm nhịp (kèo sắt) sẽ lớn. Nếu bên trong xưởng không yêu cầu thông gió thì nên bố trí cột giữa để giảm dầm nhằm tiết kiệm chi phí.

Tính bền vững
Khung thép có thể chống chọi với gió to, mưa lớn, bão và động đất mạnh do đó nhà thép giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị đình trệ do ảnh hưởng của thời tiết. Đồng thời nhà xưởng cấu tạo bằng kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hạn có thể xảy ra, nhà xưởng gỗ không có ưu điểm này.

Khác với các cấu trúc nhà gỗ, thép là chất liệu bền, chống lại sự thấm nước hay côn trùng và những yếu tố gây ra hư hại cho nhà xưởng. Mặt khác, thép là chất liệu cực bền, không dễ bị oằn, uốn cong bởi yếu tố nhiệt độ, giữ cho cấu trúc nhà xưởng luôn bền vững theo thời gian.
  • Tính linh hoạt

Nhà xưởng thép tiền chế thường có ít hoặc không có cột bên trong. Điều này giúp cho việc bố trí nội thất trong nhà trở nên linh hoạt, bố trí các thiết bị, lắp đặt thang máy, máy móc để tiến hành sản xuất, sử dụng một cách hiệu quả. Hơn nữa, đây là kiểu nhà rất dễ dàng và linh hoạt trong việc mở rộng quy mô hoặc tháo dỡ, lắp dựng ở địa điểm mới với chi phí phải chăng.
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường

Thay vì thi công nhà xưởng gỗ và phải khai thác chất liệu gỗ tốt thì nhà thép tiền chế sẽ là giải pháp xanh cho môi trường bằng cách giảm CO2, tiết kiệm năng lượng.
Nhà xưởng khung thép được cách nhiệt tốt bằng các vật liệu cách nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, các cấu kiện thép đều được sản xuất tại xưởng nên việc lắp đặt không gây bụi, tiếng ồn và tiết kiệm thời gian lắp đặt.
Xem thêm: Báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế


2. Nhà xưởng bê tông cốt thép
Khác với nhà xưởng thép tiền chế làm từ chủ yếu là thép, nhà xưởng bê tông cốt thép vẫn chủ yếu là bê tông nhiều hơn. Trong đó, kết cấu cột, dầm sàn sử dụng bê tông, mái nhà được làm khung thép. Ngoài ra, phần mái còn lót thêm một tấm chống nóng (thường là tấm túi khí cách nhiệt) để thêm phần mát mẻ hơn.

Nhà xưởng bê tông cốt thép truyền thống (Nguồn: Internet)
Ưu điểm của nhà xưởng bê tông cốt thép:
  • Kết cấu bê tông cốt thép có độ nén cao mang lại nền tảng vững chắc cho công trình với khả năng chống chịu tốt.



    Vật liệu bê tông có khả năng chịu nhiệt và chống cháy cao. Nếu hỏa, công trình làm bằng bê tông cốt thép sẽ khó bị phá hủy hơn so với vật liệu thép tiền chế.



    Nhà xưởng bê tông cốt thép có thiết kế dễ dàng, khả năng chịu lực tốt.



    Việc thi công nhà xưởng bê tông cốt thép đòi hỏi ít lao động lành nghề để lắp dựng kết cấu.

Nhược điểm:
  • Thời gian thi công lâu hơn: Do vật liệu nặng cũng như phải thi công đúc khuôn mới ngay tại chỗ nên cần nhiều nhân công và thời gian thi công sẽ lâu hơn so với việc lắp ghép nhà xưởng thép tiền chế.



    Nhà tiền chế tốn nhiều chi phí cho tiền nhân công,



    Quá trình xây dựng nhà xưởng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.



    Nguyên vật liệu đa dạng đòi hỏi phải lựa chọn khắc khe, kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng chịu được tải trọng lớn cho công trình trong nhiều năm.



    Cần đục đẽo, khoan, đổ cột mỗi khi lên tấm hoặc mở rộng không gian.



    Rất khó để củng cố và sửa chữa.



    Công trình nhà xưởng bê tông cốt thép được thi công với quy trình tương đối nhiều và phức tạp



3. Nhà xưởng phân nhiều tầng
Một số doanh nghiệp bị hạn chế diện tích đất để xây dựng nhà xưởng thì sẽ thực hiện làm nhà dạng 2 tầng trở lên để tối đa hóa diện tích sàn sử dụng. Khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì nhà xưởng phân nhiều tầng chiếm ưu thế hơn hẳn. Với dạng nhà xưởng này, các doanh nghiệp có thể ứng dụng kết hợp làm nhà xưởng thép tiền chế nhiều tầng.
Ưu điểm:
  • Tiết kiệm diện tích.



    Dễ dàng quản lý xưởng do tối ưu được khoảng cách giữa các phân xưởng.



    Tạo mỹ quan kiến trúc tốt hơn.



    Giảm chi phí xây dựng mái che cho phân xưởng.



    Phù hợp cho thi công nhà xưởng các lĩnh vực như: sản xuất may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử,…

Nhược điểm:
  • Tốn diện tích làm cầu thang.



    Quá trình thi công phức tạp.



    Máy móc hoạt động trên sàn trung gian kém hơn so với sàn nền.


4. Nhà xưởng kết hợp văn phòng làm việc
Ở nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng được kết hợp văn phòng làm việc để tiện thể di chuyển kiểm tra, phân công nhiệm vụ. Đây là dạng nhà xưởng phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiết kiệm chi phí hoạt động.

Ưu điểm của nhà xưởng kết hợp văn phòng làm việc:
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ các phòng ban cần thiết cho doanh nghiệp.



    Dễ dàng quản lý, theo dõi tiến độ công việc.



    Giúp nhân viên tiết kiệm thời gian di chuyển đến các bộ phận khác trong công ty.

Nhược điểm:
  • Đối với các ngành sử dụng nhiều máy móc phân khối lớn có thể gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến các phòng ban khác.



    Không đồng nhất trong thiết kế, có thể dẫn đến sai sót khi thi công công trình.

>> Để nhận được tư vấn về thông tin sản phẩm cũng như báo giá vật liệu tấm xi măng làm sàn - vách - tường nhà xưởng thép tiền chế, quý khách hàng vui lòng bấm:
Xem thêm: Lợi ích khi chọn dịch vụ cho thuê nhà xưởng Long An

5. Nhà xưởng theo hệ sinh thái
Nhà xưởng có kết hợp hệ sinh thái bao gồm cây xanh, khuôn viên, hồ nước. Đối với kiểu nhà xưởng như này sẽ phù hợp với nơi có diện tích lớn, thoáng đãng.
Ưu điểm của nhà xưởng đi kèm hệ sinh thái:
  • Ngăn chặn bụi bặm và giảm ô nhiễm tiếng ồn.



    Tạo không khí trong lành, thoáng mát, giúp nhân viên có không gian thư giãn để làm việc.



    Góp phần hạn chế khí thải công nghiệp, bảo vệ môi trường



    Nếu bố trí hệ sinh thái theo quy luật phong thủy còn góp phần tăng vận khí, tài lộc cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:
  • Tốn thêm chi phí bảo quản, chăm sóc hệ sinh thái.



    Bản vẽ thiết kế phức tạp, tốn diện tích không gian

Kết luận
Nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp hiện đại ngày nay. Việc lựa chọn loại nhà xưởng phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất mà còn liên quan đến sự an toàn và tiện nghi cho người lao động. Trên đây là một số loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng.