Cơ hội giao thương - Đó là khẳng định của ông Pavol Pavlis- Thứ trưởng Bộ Kinh tế CH Slovakia, Trưởng đoàn đại biểu tham dự cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam –Slovakia tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Slovakia do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương, Trung tâm phát triển thương mại và đầu tư (SARIO) Slovakia và Đại sứ quán CH Slovakia tại Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.






Đó là khẳng định của ông Pavol Pavlis- Thứ trưởng Bộ Kinh tế CH Slovakia, Trưởng đoàn đại biểu tham dự cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam –Slovakia tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Slovakia do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương, Trung tâm phát triển thương mại và đầu tư (SARIO) Slovakia và Đại sứ quán CH Slovakia tại Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo ông Đoàn Duy Khương- Phó Chủ tịch VCCI, với lợi thế quan hệ ngoại giao 60 năm và sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, sự ổn định về chính trị, thị trường hấp dẫn và năng động nhất trong khu vực châu Á và EU, Việt Nam và CH Slovakia có rất nhiều cơ hội để phát triển quan hệ kinh tế thương mại theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt <st1:country-region>Nam</st1:country-region> hiện là thành viên của WTO và <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> hiện cũng là thành viên EU. Với chính sách mở cửa và cơ chế kinh tế linh hoạt, Việt Nam có thể là một cầu nối, điểm đến tốt để hàng hóa của Slovakia không chỉ được vào thị trường Việt Nam mà còn là thị trường các nước trong khu vực ASEAN. Ngược lại, <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> cũng sẽ là đối tác quan trọng, là cửa ngõ để hàng hóa Việt <st1:country-region>Nam</st1:country-region> thâm nhập vào EU, các nước Liên xô và Đông Âu cũ trong khu vực.
Ông Pavol Pavliss- Thứ trưởng Bộ Kinh tế CH Slovakia cho biết: hiện Chính phủ Slovakia chủ trương phát triển hợp tác, kinh tế, thương mại với các nước Đông Nam Á, trong đó đứng đầu là Việt Nam- đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của Slovakia, mong muốn đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lên một tầm cao mới. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và châu Âu nói riêng đang phải đổi mặt với tình trạng suy thoái sâu rộng, Slovakia vẫn giữ mức tăng trưởng khá, ổn định so với khu vực (năm 2011 đạt 3,3% và năm 2012 đạt 2,7%). Tăng trưởng kinh tế của <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> chủ yếu dựa vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2010, tăng trưởng GDP của <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> dẫn đầu trong các quốc gia châu Âu. Hiện <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn và có rất nhiều cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư Việt <st1:country-region>Nam</st1:country-region>. Theo ông Pavol Pavlis, có nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác liên kết, liên doanh như: năng lượng, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, khai khoáng, công nghiệp hóa dầu… <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> đang phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp ô tô với trên 70.000 lao động, mỗi năm xuất khẩu trên 1 triệu xe. Để phát triển những thế mạnh này, <st1:country-region>Slovakia</st1:country-region> mong muốn sẽ mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là Việt nam.
Mặc dù đã có bước phát triển song quan hệ kinh tế thương mại giữa CH Slovakia và Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Kim ngạch trao đổi thương mại năm 2012 giữa hai nước chỉ đạt hơn 307 triệu USD, trong đó Việt Nam XK sang Slovakia đạt 290 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là điện tử và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may... Tính đến năm 2012, Slovakia có 5 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 235 triệu USD, đứng thứ 31/98 các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.




Kim Hiền


Theo cohoigiaothuong.com.vn