Cơ hội giao thương - Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Thụy Sỹ cách nào hiệu quả nhất? Theo lời khuyên của ông Lương Mạnh Hùng- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Sỹ: để xuất khẩu thành công, DN trong nước nên thiết lập quan hệ với các DN Việt Kiều tại Thụy Sỹ.


Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Thụy Sỹ cách nào hiệu quả nhất? Theo lời khuyên của ông Lương Mạnh Hùng- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Sỹ: để xuất khẩu thành công, DN trong nước nên thiết lập quan hệ với các DN Việt Kiều tại Thụy Sỹ.
Trong những năm qua, các DN Việt kiều tại Thụy Sỹ rất năng động và nỗ lực trong việc làm cầu nối quảng bá và cung cấp hàng Việt <st1:country-region>Nam</st1:country-region> tại thị trường nước này. Kết quả người tiêu dùng Thụy Sỹ- vốn nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao nhưng đã quen và rất ưa chuộng các mặt hàng nông thủy sản đã qua chế biến của Việt <st1:country-region>Nam</st1:country-region>.
Công ty Royal Pacfic của ông Bruno Mueller- người Thụy Sỹ và bà Đào Thị Gái- người Việt Nam là một điển hình cầu nối đưa hàng nông sản Việt Nam đến với người tiêu dùng Thụy Sỹ. Cà phê là mặt hàng XK có thế mạnh của Việt Nam đã được Công ty Royal Pacfic đem các loại cà phê Rubusta và Arabica của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn UTZ & Rainforest Allianc (tiêu chuẩn cà phê đạt chứng chỉ bền vững về môi trường sinh thái và có chất lượng tốt) giới thiệu tới khách hàng Thụy Sỹ. Để lôi cuốn khách hàng Thụy Sỹ, ông Bruno đã tỷ mỷ giới thiệu những hương vị tinh tế của bản sắc cà phê Việt cũng như sự khác biệt về mùi vị so với các loại cà phê Starbuck của Mỹ hay Milan của Italia. Cà phê Việt thường được pha theo phong cách Pháp, để có một ly cà phê hương vị Việt, khách hàng không chỉ thưởng thức mùi vị mà còn được chứng kiến cách thức pha chế từ hạt cà phê được xay đến khi cho vào phin pha. Một mùi thơm ngây ngất thoảng chút ngai ngái làm say đắm lòng người. Nhờ vậy, cửa hàng của Công ty Royal Pacfic luôn đông khách tìm đến mua hàng, đặc biệt là những người Thụy Sỹ đã từng đi du lịch Việt Nam tìm đến cửa hàng để nhâm nhi ly cà phê lấy lại cảm giác và những phút giây tuyệt vời ở Việt Nam.
Chỉ có người sở tại hiểu thị hiếu, gu ẩm thực của người tiêu dùng mới biết kết hợp một cách khéo léo tinh hoa ẩm thực của Thụy Sỹ và Việt Nam nhuần nhuyễn và tạo nên nhu cầu tiêu thụ hàng Việt Nam, góp phần nâng kim ngạch XK hàng hóa Việt Nam sang Thụy Sỹ. Ông Bruno cho biết thêm, ngoài các chiến lược maketing thông thường như quảng cáo trên báo, in catalo hay đưa các hình ảnh sản phẩm Việt Nam lên trang web thì chất lượng sản phẩm phải luôn luôn đảm bảo bởi chính khách hàng là những người quảng bá hiệu quả nhất qua cách truyền miệng, giới thiệu với bạn bè, người quen. Sau thành công với mặt hàng cà phê, Công ty Royal Pacfic đang có kế hoạch liên kết với các công ty trong nước đưa thêm mặt hàng chè, hạt tiêu, hạt dẻ và đặc biệt là nước mắm Phú Quốc sang bán tại Thụy Sỹ.
Việc tạo nên một kênh phân phối hàng nông sản thực phẩm Việt Nam tại Thụy Sỹ thông qua một DN Việt Kiều đã mở ra hướng đi mới cho DN trong nước trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường XK cho hàng hóa của mình. Mặt khác, cũng từ thành công này, Công ty Royal Pacfic đã góp phần thay đổi cơ cấu hàng XK của Việt Nam sang Thụy Sỹ từ chủ yếu XK vàng (năm 2012 đã giảm chỉ còn 8%) sang các loại hàng nông thủy sản, hàng dệt may và các sản phẩm chế tạo, thiết bị máy móc…



Kim Hiền

Theo cohoigiaothuong.com.vn