Cơ hội giao thương - Trong khuôn khổ của Chương trình Hỗ trợ Đối thoại Chiến lược EU-Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức một loạt các sự kiện nhằm giới thiệu và trình bày các vấn đề liên quan tới Liên minh châu Âu (EU).


Trong khuôn khổ của Chương trình Hỗ trợ Đối thoại Chiến lược EU-Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức một loạt các sự kiện nhằm giới thiệu và trình bày các vấn đề liên quan tới Liên minh châu Âu (EU).
Các sự kiện này bao gồm một buổi thuyết trình, một thảo luận bàn tròn cấp cao và một hội thảo tập huấn về các vấn đề liên quan tới EU, nhằm tăng cường kiến thức về tổ chức thể chế của EU cũng như là nhiệm vụ và cơ chế ra quyết định trong bối cảnh các diễn biến gần đây, bao gồm việc thực thi Hiệp ước Lisbon-có hiệu lực từ tháng 12 năm 2009 - và tác động của khủng hoảng nợ.
Mở màn chuỗi các sự kiện này là buổi thuyết trình của Giáo sư Steven Blockmans, Trưởng ban Chính sách EU tại Trung tâm nghiên cứu chính sách EU với các sinh viên ở một số trường đại học ở Hà Nội và một số các nhà ngoại giao có tựa đề "Tác động của khủng hoảng tài chính và nợ công lên việc cải cách thể chế và đối ngoại của EU" được tổ chức ngày 23/8.
Buổi nói chuyện xoay quanh các chủ đề như: những sự phát triển gần đây đã thay đổi cơ chế phân chia nhiệm vụ hiện hành giữa EU và các quốc gia và cơ chế hợp pháp hóa của quá trình ra quyết định của các cơ quan EU?; Có phải quyền lực được đưa ra trong chương trình nghị sự đang dần được chuyển từ UB châu Âu sang Hội đồng châu Âu? Vai trò của Hội đồng châu Âu trong quá trình này là thế nào?; Liệu cơ chế lập pháp mới sẽ có những tác động trực tiếp tới các chính sách chi tiêu và thuế của các quốc gia trong EU, sau đó là vai trò của các nghị viện ở từng quốc gia trong quá trình phê chuẩn ngân sách quốc gia và các công dân liệu có bị ảnh hưởng bởi các quyết định của EU?; Biện pháp thắt lung buộc bụng của EU có ảnh hưởng tới vị thế của EU trên thế giới?; Liệu cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng tới viện thành lập và hoạt động của Cơ quan Ngoại giao châu Âu"?...
Sau buổi thuyết trình này sẽ là một thảo luận bàn tròn cấp cao và hội thảo tập huấn được thiết kế dành cho các công chức tại Hà Nội và một số tỉnh thành khác tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chuỗi các sự kiện này được tổ chức để cung cấp thông tin về EU cho các viên chức chính quyền và sinh viên.
Cuộc thảo luận bàn tròn cấp cao về EU sẽ diễn ra trong ngày 26/8. Nhân dịp này, lãnh đạo và các cán bộ cấp cao của Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến vai trò của EU trên thế giới. Các phiên thảo luận sẽ đánh giá về các nguyên tắc, giá trị và mục tiêu các hoạt động đối ngoại của EU, những tiến triển về vai trò và sức mạnh của khối từ khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, quy trình ra quyết định và vai trò của EU đối với các vấn đề toàn cầu và khu vực.
Chuỗi các sự kiện sẽ được kết thúc bằng một hội thảo tập huấn 2 ngày (27-28 tháng 8) tại Đà Nẵng cho khoảng 50 cán bộ từ các địa phương nhằm cung cấp những thông tin và các cơ quan của EU, bao gồm đánh giá một cách tổng thể và những yếu tố chính trong các hoạt động hợp tác và quan hệ giữa EU và Việt Nam, các nguyên tắc hoạt động, tổ chức thể chế của EU, các hoạt động đối ngoại và vai trò toàn cầu của EU cũng như các vấn đề khu vực.
Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Tiến sĩ Franz Jessen:
Cải thiện nhận thức và hiểu biết về EU và sự vận hành của các thể chế của nó là then chốt trong việc củng cố quan hệ EU-Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối tác đã được đưa lên tầm cao mới bằng việc hai bên chính thức ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam vào năm ngoái.

L.K.L

Theo cohoigiaothuong.com.vn