Cơ hội giao thương - “Cùng với việc chuẩn bị thành lập văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, và đặc biệt, lần đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm nông nghiệp (AgroViệt) giữa tháng 11 tới đây, sẽ có một diễn đàn giao thương của doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Trung Quốc, điều này sẽ thêm cơ hội cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc”.




Chế biến hạt điều xuất khẩu.

“Cùng với việc chuẩn bị thành lập văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, và đặc biệt, lần đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm nông nghiệp (AgroViệt) giữa tháng 11 tới đây, sẽ có một diễn đàn giao thương của doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Trung Quốc, điều này sẽ thêm cơ hội cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc”.
Theo ông Đào Văn Hồ- Giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, trước mắt thị trường Trung Quốc vẫn phải là chủ yếu, có nhiều mặt hàng thị trường Trung Quốc chiếm 60%. Rủi ro thì chủ yếu là do ta xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, hợp đồng thiếu chặt chẽ. Vì thế, việc có được văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam ở Trung Quốc trong năm 2014, dự kiến đặt ở Vân Nam sẽ là điều kiện rất tốt để xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Khi có được văn phòng, qua đó Việt Nam nắm bắt được thị trường, thủ tục, hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật, tạo ra khách hàng mới tin cậy. Làm việc có tổ chức bao giờ cũng tốt hơn, tránh tình trạng thương lái vào tận rẫy như vừa rồi.
Về việc làm sao để giảm phụ thuộc vào một thị trường, đặc biệt là Trung Quốc, ông Hồ cho rằng, Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu, trong đó quan trọng là tái cơ cấu sản phẩm và thị trường. Phải chuyển từ “bán cái ta có sang bán cái thị trường cần”, nhưng để làm được phải cần một lộ trình. Vì thế, trước mắt Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu, và phải giữ thị trường đang có chứ không thể ngày một ngày hai giảm được ngay. Điều này cũng xuất phát từ thực tế, đây vừa là thị trường lớn, vừa là thị trường dễ tính hơn nếu so với Nhật, Hàn Quốc, EU.


(Theo SGTT)

Theo cohoigiaothuong.com.vn