Cơ hội giao thương - Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2013 (Hanoi Gift Show 2013) sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29/10 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, Giảng Võ, Hà Nội. Đây là sự kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp gỡ các nhà nhập khẩu trên thế giới giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm.




Lễ cắt băng khai mạc Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2013 (Hanoi Gift Show 2013) sáng 26/10.

Hi ch Quà tng hàng th công m ngh Hà Ni 2013 (Hanoi Gift Show 2013) s din ra t ngày 26 đến 29/10 ti Trung tâm hi ch trin lãm Việt Nam, Ging Võ, Hà Ni. Đây là sự kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp gỡ các nhà nhập khẩu trên thế giới giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm.
Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội, trực tiếp là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) tổ chức với mục đích trở thành một hội chợ xuất khẩu chuyên ngành thường niên có quy mô và uy tín trong khu vực.
Năm nay, Hanoi Gift Show 2013 được mở rộng quy mô trên 550 gian hàng của hơn 230 DN có tiềm năng xuất khẩu đến từ Hà Nội và 22 tỉnh, thành phố khác trên cả nước, với 6 nhóm trưng bày chính: hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí gia đình, sản phẩm bàn ghế trong nhà và ngoài trời, sản phẩm dệt gia dụng và hàng thuê, hàng quà tặng và sản phẩm dân tọcc thiểu số, hàng trang sức và phụ kiện cá nhân, sản phẩm độc đáo thuộc phong trào “Mỗi làng một sản phẩm tại châu Á”.
Hanoi Gift Show 2013 sẽ đón khoảng 600 khách nhập khẩu đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, và đón khoảng hơn 10.000 khách thương mại trong nước đến tham quan, giao dịch... đặc biệt có sự tham gia của 62 nhà nhập khẩu lớn trên thế giới doanh thu trên 100 triệu USD mỗi năm, như: Aria Import (Hy Lạp), LTC Trading Corp (Mỹ), Manor Ltd (Thụy Sỹ), Alone (Brazil), Trader (Nhật)…

Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội (trái) tìm hiểu sản phẩm OVOP của Malaysia tại Hội chợ.

So với năm 2012, lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký vào Hội chợ tăng 6%, đây là một con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn hiện nay. Theo bà Đào Thu Vịnh- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nhằm thu hút các nhà nhập khẩu đến từ các nước (Mỹ, EU, Nhật, Australia, Nga… tạo cơ hội mở rộng giao thương cho hàng thủ công mỹ nghệ, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ như miễn phí khách sạn cho nhà nhập khẩu, đón khách nhập khẩu từ sân bay…
Điểm mới và cũng là điểm nhấn của Hanoi Gift Show 2013 là Ban tổ chức đã dành riêng một khuôn viên để trưng bày sản phẩm làng nghề OVOP (One village one product- Mỗi làng nghề một sản phẩm) để giới thiệu những sản phẩm đặc sắc có nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm của các nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp. Khuôn viên này bao gồm 192 gian hàng, trong đó có 86 gian đặc biệt và một khu trưng bày 16 dòng gốm theo chủ đề “từ truyền thống đến hiện đại”, với những dòng gốm tiêu biểu của Việt Nam, trong một không gian mang đậm màu sắc gốm Việt để giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Trong khuôn viên này, khách tham quan còn có cơ hội chiêm ngưỡng những sản phẩm vùng miền đặc trưng của các nước Thái Lan, Malaysia, Lào, Nhật Bản, Ấn Độ, và những thiết kế mới nhất từ Thụy Điển, Pháp và Australia.

Đại biểu OVOP các nước trao đổi kinh nghiệm phát triển OVOP tại hội chợ.
Ông Hoàng Xuân Thủy- Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Hà Nội- cho biết: nhằm nâng cao chất lượng hội chợ đồng thời tạo ấn tượng đối với khách tham quan, đặc biệt là các nhà nhập khẩu, bên cạnh các gian hàng tiêu chuẩn, năm nay, Ban tổ chức đã hỗ trợ 100 gian hàng thuộc khu vực trung tâm nhà triển lãm A1 và nhà D với thiết kế theo không gian mở. Tại cửa chính nhà A1, là khu trưng bày đặc biệt (diện tích 90m2) trưng bày 250 mẫu sản phẩm thiết kế mới của các doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ giỏi tham gia cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2013.
Khu nghỉ ngơi và truy cập thông tin dành cho các nhà nhập khẩu và khách thương mại cũng được bố trí hợp lý trong khu vực hội chợ. Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong quá trình tham gia hội chợ, BTC đã mời 20 sinh viên đến từ trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và 20 sinh viên đến từ các trường đại học mỹ thuật trên địa bàn Hà Nội đến hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sắp xếp trang trí gian hàng và phiên dịch cho các nhà nhập khẩu trong quá trình tham quan và giao dịch tại hội chợ.
Ngoài ra, bên cạnh hội chợ còn có các hoạt động tham quan, khảo sát một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội như Bát Tràng, Duyên Thái, Vạn Phúc… để các nhà nhập khẩu có điều kiện quan sát thực tế, đồng thời tăng cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp làng nghề.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Hà Nội với mức tăng trưởng 15% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, và hiện đang tạo ra gần 1 triệu việc làm cho người lao động tại các làng nghề.
Lê Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn