Cơ hội giao thương - Thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia.







Thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia.
Cơ hội không nhỏ
Đến nay, Việt Nam đã qua ba vòng đàm phán Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu phải được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hợp pháp. Theo đó, chỉ những sản phẩm có chứng chỉ FLEGT mới “rộng cửa” vào thị trường EU. Trọng tâm của kế hoạch hành động này là những Thỏa thuận Đối tác tự nguyện (VPA) đối với các nước sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có mong muốn loại bỏ gỗ bất hợp pháp trong thương mại với EU. Các phiên thảo luận kỹ thuật, tham vấn bên liên quan và hỗ trợ kỹ thuật đang được tiến hành với mục tiêu kết thúc đàm phán VPA vào cuối năm 2014.
Theo đánh giá của Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, tiến sỹ Franz Jessen: Thực hiện VPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Khi tham gia, các DN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất khẩu đồ gỗ, sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia.
Hiện EU là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam đang xuất khẩu gỗ vào 4 nước chính: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý. Nếu vào VPA, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ được xuất trực tiếp vào 27 nước, khả năng lợi nhuận tăng lên nhiều là chắc chắn vì không phải qua khâu trung gian. Bên cạnh đó, các DN của Việt Nam còn học được cách quản trị DN rất bài bản của EU cũng như thêm cơ hội các đối tác nước ngoài sẽ giúp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ, thậm chí mở các lớp đào tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn của EU.
Nâng cao nhận thức và tăng cường liên kết
Tuy mang lại nhiều lợi thế, song nhận thức của nhiều DN về tác động và những thuận lợi mà VPA mang lại cũng chưa nhiều. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hỗi Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến nay, mới chỉ có các DN chế biến gỗ vừa và lớn hiểu về VPA, còn các DN nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ thì chưa có khái niệm gì về VPA. VPA có nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là văn bản định nghĩa về gỗ hợp với 8 nguyên tắc, 50 tiêu chí và hơn 100 chỉ số. Để DN hiểu được tất cả điều đó cũng là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, khó khăn khi thực hiện VPA còn về hệ thống luật pháp. “Luật pháp của Việt Nam và nước ngoài còn chênh lệch nhau rất nhiều, tuân thủ luật pháp của Việt Nam nhưng phải hài hòa với EU, rất nhiều luật pháp phải sửa đổi không thể thực hiện ngày một ngày hai”, ông Quyền nói. Ngoài ra, còn cần sự đồng bộ thực hiện luật pháp của các ngành trong nước như Bộ NN&PTNT, kiểm lâm, hải quan, quản lý thị trường…
Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 95% DN chế biến và xuất khẩu gỗ là DN nhỏ là vừa, chiếm lượng kim ngạch xuất khẩu chính vẫn là doanh nghiệp FDI. Nếu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2013 đạt 5,7 tỷ USD (tăng 17,8%) thì các DN FDI đã đóng góp tới 3 tỷ USD. Các DN lớn của VN trong lĩnh vực này là rất ít, chỉ “đếm trên đầu ngón tay” như cách ví von của ông Quyền.
Để khắc phục tình trạng này, gần đây, Hiệp hội đã thí điểm liên kết trong vùng, như cụm CN Phú Tài ở Bình Định với khoảng 100 DN, trong đó DN Tiến Đạt nhận hợp đồng cỡ 100 triệu USD rồi phân phối, chia nhỏ hợp đồng cho các DN khác cùng thực hiện, gia công chi tiết. Sau đó, Tiến Đạt nhận lại hoàn toàn chi tiết và lắp đặt lại hoàn chỉnh. Theo đánh giá của ông Quyền, việc liên kết các DN xuất khẩu gỗ trong vùng là một cách làm hay, cần nhân rộng. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, cần xây dựng quy chế lâu dài, trong đó có vai trò của Nhà nước, từng bước liên kết các DN chế biến và xuất khẩu gỗ, nâng cao sức cạnh tranh.
Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam- Tiến sỹ Franz Jessen:
Các DN xuất khẩu gỗ Việt Nam dù lớn hay nhỏ cần phải hiểu rõ các quy định của VPA để đáp ứng. Sức ép của Việt Nam trong quá trình đàm phán VPA chính là việc thực hiện hiểu và đáp ứng được quy định của nhà nhập khẩu. Chẳng hạn như VN muốn duy trì là một trong những nước hàng đầu trong XK các sản phẩm gỗ hàng đầu thì phải bắt buộc phải tuân thủ các quy định về thị trường và pháp lý của nước nhập khẩu.







Lê Kim Liên- Thúy Ngọc

Theo cohoigiaothuong.com.vn