Cơ hội giao thương - Trước những căng thẳng về tình hình Biển Đông, để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu.




Một loạt doanh nghiệp sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đều có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu.

Trước những căng thẳng về tình hình Biển Đông, để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình sản xuất dệt may trong tháng 5 bị sụt giảm, có thời điểm bị ngừng trệ so với tháng trước do gián đoạn sản xuất tại một số doanh nghiệp vì các phần tử xấu lợi dụng tình hình căng thẳng tại biển Đông gây rối quá khích tại một số khu công nghiệp ở một số tỉnh thành phố.
Theo đó, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2, giảm 5,4% so với tháng 4, tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2, tăng 17,1% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tháng 5 ước đạt 59,2 triệu m2, chỉ tăng 1,4% so với tháng 4, tính chung 5 tháng đạt 274 triệu m2, giảm 4,2% so với cùng kỳ.
Sản lượng quần áo mặc thường tháng 5 ước đạt 244,2 triệu cái, tăng 2,7% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 1,16 tỷ cái, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2 – giảm 5,4% so với tháng 4/2014. Tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2 – tăng 17,1% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 5 ước đạt gần 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4 năm 2014; tuy nhiên tính chung 5 tháng ước đạt 7,44 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
Hiện nay, để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khai thác các cơ hội đến từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự chủ động về nguồn cung trong ngành (nhất là sợi, dệt nhuộm) đang gia tăng nhanh chóng. Một loạt doanh nghiệp sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đều có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu.
Trước những căng thẳng về tình hình biển Đông thời gian qua, để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các DN trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu như nhập xơ từ Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập sợi từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và nhập khẩu vải từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Lê Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn