Cơ hội giao thương - Sáng 9/9, Triển lãm Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” đã chính thức khai trương tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, Hà Nội. Diễn ra trong 2 ngày (9 và 10/9), Triển lãm do Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Dự án EU-ASEAN về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Dự án ECAP III) tổ chức.




Triển lãm tạo sức hút mạnh với người tiêu dùng.

Sáng 9/9, Triển lãm Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” đã chính thức khai trương tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, Hà Nội. Diễn ra trong 2 ngày (9 và 10/9), Triển lãm do Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Dự án EU-ASEAN về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Dự án ECAP III) tổ chức.
Đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai Sáng kiến về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (thuộc Kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ của ASEAN giai đoạn 2011-2015) do Việt Nam và Thái Lan chủ trì thực hiện. Triển lãm nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chỉ dẫn địa lý-một loại tài sản trí tuệ, cũng như nâng cao hình ảnh và giá trị thương mại cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và các nước trong khu vực,
Triển lãm này có sự tham gia của khoảng 70 gian hàng giới thiệu về các sản phẩm đặc sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và ở các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó, các nhà tổ chức của Việt Nam giới thiệu với người tiêu dùng các sản phẩm đặc sản nổi tiếng trong nước như: nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương…; các nước ASEAN cũng mang đến triển lãm các sản phẩm nổi tiếng như: tảo thiên nhiên Myanmar, cà phê Lào, hồ tiêu và dầu cọ Campuchia, lụa Malaysia và thịt cừu đông lạnh Bru-nây.
Ông Trần Văn Tùng- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ các sản phẩm có danh tiếng, chất lượng đặc thù hoặc các đặc tính khác biệt được tạo nên do các điều kiện tự nhiên, con người của một địa phương, khu vực hay một quốc gia nhất định. Hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xếp thứ hai trong ASEAN sau Thái Lan. Nhiều sản phẩm đặc sản của Việt Nam đã nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập”..
Ông Ignacio de Medrano Caballero, Giám đốc Dự án EU-ASEAN về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III):
Chỉ dẫn địa lý đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển và sử dụng không chỉ như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mai hằng năm ước đạt 50 tỷ USD”,
Lê Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn

View more random threads: