Cơ hội giao thương - Cao điểm mua sắm tại các siêu thị như Co.opmart, BigC... thường nhằm vào buổi chiều tối và có dấu hiếu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.






Cao điểm mua sắm tại các siêu thị như Co.opmart, BigC... thường nhằm vào buổi chiều tối và có dấu hiếu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng người đổ tới các siêu thị bắt đầu tăng đột biến trong 2 ngày cuối tuần cận Tết, khi có tới hàng vạn lượt người đi mua sắm tại các đại siêu thị như Co.opmart, BigC, Metro... Theo đại diện các siêu thị, cao điểm thường nhằm vào buổi chiều tối và có dấu hiệu tăng cao hơn so với năm ngoái, dù tình hình kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Một số khách hàng còn cho biết dịp cuối năm sẽ phải đi mua vài lần mới đủ được những gì cần thiết.
Ghi nhận tại các điểm mua sắm, mặt hàng được lựa chọn nhiều vẫn là giỏ quà Tết đóng sẵn, mứt kẹo và đồ uống. Bà Vũ Thị Hảo (Kim Mã Thượng, Hà Nội) cho biết, do con cái nhận thưởng muộn nên cận Tết, gia đình bà mới cùng nhau đi mua sắm.
Khách đông, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhiều nên nhân viên siêu thị liên tục mở kho đưa đồ ra lấp chỗ trống trên các gian hàng. Ở một số nơi, khu vực quầy thu ngân cũng luôn có hàng dài người đứng đợi
Tại Co.opmart, đại diện siêu thị cho biết năm nay lượng khách những ngày cuối năm tăng 2-3 lần so với thông thường. "Chúng tôi đã chuẩn bị hàng từ nhiều tháng trước để đảm bảo nguồn cung. Ngoài ra, toàn hệ thống cũng triển khai khuyến mại sâu sớm hơn mọi năm cho các mặt hàng Tết phục vụ người dân", bà cho biết.
Nhiều khách hàng sở hữu tờ hóa đơn dài gần một mét với đầy sản phẩm như giỏ quà Tết, trái cây, thịt, quần áo... Đông đảo nhân viên siêu thị được huy động để hỗ trợ khách không mất nhiều thời gian thanh toán.
Ngoài ngành hàng thực phẩm, điện máy và thiết bị di động cũng được nhiều người quan tâm. Các dòng máy tính bảng giá rẻ, điện thoại thông minh được tiêu thụ khá nhiều vào dịp cuối năm. Ông Đinh Văn Hoàn, Quản lý siêu thị Media Mart Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: "Từ sáng 25/1, lượng khách bắt đầu tăng dần. Tính đến đầu tháng 1/2014, lượng khách mua sắm tăng khoảng 30% so với trước và lượng mua sắm gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái". Ông cũng chia sẻ, nhóm điện tử, TV và nhóm nghe nhìn có doanh thu tăng cao tăng khá cao.


Gian hàng trong các trung tâm thương mại sang trọng vẫn vắng khách dù treo biển hạ giá khắp nơi. <em style="">[/I]
Trong khi đó, tại một số trung tâm thương mại lớn tình hình lại trái ngược. Người đến thăm quan mua hàng không còn đông đúc như các ngày trong năm. Một phần lý do, theo giải thích của nhân viên tại một quầy hàng thời trang hiệu là nhiều người đã về quê. “Hàng hiệu đắt đỏ, thường ngày đã không nhiều khách, dịp cuối năm này càng vắng hơn vì họ chi tiêu vào các nhu cầu khác cho gia đình”, chị chia sẻ.
Theo đánh giá của lãnh đạo một số siêu thị, so với mọi năm, không khí mua sắm chuẩn bị cho năm mới Giáp Ngọ đến khá muộn, ít sôi động hơn do kinh tế khó khăn. Các nhà bán lẻ lớn ở cả 2 miền Nam - Bắc đều chủ động giảm giá sớm để kích cầu tiêu dùng. Những mặt hàng bình ổn giá và khuyến mãi mạnh thu hút được sự quan tâm của nhiều bà nội trợ.
Ghi nhận tại Co.opmart cho thấy, giá rau củ, hoa quả, kẹo mứt, bánh trái phục vụ Tết ở siêu thị đang rẻ hơn bên ngoài trung bình 10.000-30.000 đồng một kg. Bánh chưng rẻ hơn bên ngoài 10% còn quần áo trẻ em, người lớn hạ giá 49-50%. Đại diện BigC dự báo vài ngày tới sức mua sẽ tiếp tục tăng vì cận tết nhiều người mới đi mua sắm.




(Theo VnExress)

Theo cohoigiaothuong.com.vn