Cơ hội giao thương - Triển lãm- Hội chợ mỗi làng một sản phẩm (OVOP) Việt Nam 2014 diễn ra từ ngày 27- 30/10/2014 tạo cơ hội giao thương đẩy mạnh phong trào OVOP, tạo đầu ra cho sản phẩm làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát triển sản xuất.




Nhiều sản phẩm OVOP đặc sắc góp mặt tại Triển lãm- Hội chợ OVOP 2014.

Đó là khẳng định của bà Đào Thu Vịnh- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.
<ul style="text-align: justify;">
<li>Được triển khai từ năm 2012, bà có thể cho biết về Chương trình OVOP của Hà Nội?</li>
</ul>

Bà Đào Thu Vịnh- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội
Bà Đào Thu Vịnh: “Mỗi làng một sản phẩm”, One Village One Product- gọi tắt là OVOP, là một phong trào được khởi xướng ở Nhật Bản từ năm 1979, đến nay đã lan rộng ra trên 30 quốc gia, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động thông qua việc quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm độc đáo của các làng nghề.
Với tầm quan trọng của các làng nghề thủ công, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng nghề một sản phẩm” tại Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại “Mỗi làng nghề một sản phẩm” để phục vụ cho tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu giai đoạn 2012-2015, gọi tắt là chương trình OVOP Hà Nội.
Chương trình OVOP Hà Nội nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tiêu thụ nội địa được triển khai từ năm 2012. Đây là chương trình XTTM có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các làng nghề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhằm giúp các DN làng nghề có được các sản phẩm xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài và đến được với người tiêu dùng Việt Nam, từ đó góp phần để làng nghề phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội bền vững.
<ul style="text-align: justify;">
<li>Việc tổ chức Triển lãm- Hội chợ OVOP có ý nghĩa thế nào đối với phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, và OVOP Việt Nam 2014 có những nét gì mới hơn so với những lần trước?</li>
</ul>
Bà Đào Thu Vịnh: Trong 3 năm qua, Sở Công Thương Hà Nội mà trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều công việc nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề. Và Triển lãm - Hội chợ OVOP Việt Nam là một trong những hoạt động nhằm XTTM cho sản phẩm OVOP.
So với những lần tổ chức trước đây, Triển lãm- Hội chợ OVOP 2014 có nhiều điểm mới, trong đó chủ yếu trưng bày, bán, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của các DN sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, các làng nghề, nghệ nhân của cả nước, đặc biệt chú trọng đến sản phẩm OVOP của các làng nghề Hà Nội. Triển lãm mang đến hàng trăm mẫu sản phẩm, thiết kế mới của các DN, nghệ nhân làng nghề Hà Nội. Tại đây còn có các sản phẩm mẫu của chương trình OVOP được chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thiết kế, các nhóm mặt hàng làng nghề tiêu biểu, các nhóm hàng có tiềm năng trong phát triển du lịch… Đặc biệt, vừa qua, Sở Công Thương đã ký hợp tác với Sở VHTT&DL Hà Nội phát triển du lịch làng nghề. Vì vậy, tại OVOP Việt Nam 2014, các nghệ nhân làng nghề Hà Nội đã trưng bày, giới thiệu nhiều nhóm mặt hàng có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề.
Trong số sản phẩm làng nghề của nước ta, dòng sản phẩm mây tre lá truyền thống chiếm một vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước nói chung, của Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, Ban Tổ chức đã dành riêng khu trưng bày một số dòng mây tre lá đặc trưng tiêu biểu của một số tỉnh trên cả nước. Bên cạnh đó, Triển lãm còn trưng bày nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các nước đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu OVOP trong khu vực và trên thế giới như: Indonesia, Lào, Nepal.
Việc tổ chức Triển lãm- Hội chợ OVOP Việt Nam là một nỗ lực lớn của Sở Công Thương Hà Nội nhằm giới thiệu các sản phẩm OVOP Hà Nội với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là giải pháp XTTM quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời nâng cao vị thế sản phẩm OVOP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trên thị trường thế giới.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tham quan các gian hàng.
<ul style="text-align: justify;">
<li>Triển lãm- Hội chợ OVOP 2014 được đánh giá là tác dụng tạo đầu ra cho sản phẩm làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát triển sản xuất, bà có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này? </li>
</ul>
Bà Đào Thu Vịnh: Triển lãm- Hội chợ OVOP 2014đã thu hútgần 600 nhà nhập khẩu quốc tế đến tham quan, giao dịch, trong đó có nhiều nhà nhập khẩu lớn có doanh thu trên 100 triệu USD/năm đến từ thị trường Anh, Brazil, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Cùng với đó, còn có các tổ chức hiệp hội thủ công mỹ nghệ nước ngoài, tổ chức XTTM, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tham dự. Đây thực sự là cơ hội giao thương lớn cho các DN, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OVOP với các đối tác nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Để có thể thu hút được số lượng các nhà nhập khẩu quốc tế trên, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động XTTM thông qua việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế, đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội, cũng như cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu truyền thống. Sở Công Thương đã gửi thư mời và tài liệu giới thiệu Triển lãm Hội chợ OVOP Việt Nam 2014 tới hàng ngàn DN nước ngoài. Sở cũng đặc biệt chú trọng việc giới thiệu quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ OVOP trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: Sàn thương mại điện tử B2B, Tạp chí về Hàng quà tặng của Nhật Bản và Australia, website của Hiệp hội quà tặng Australia...
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội, trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại còn chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất về ăn ở, đi lại cũng như hỗ trợ tối đa cho các hoạt động tham quan, khảo sát các làng nghề, giao thương của các nhà nhập khẩu trong thời gian tham quan và làm việc tại Hà Nội.
<ul style="text-align: justify;">
<li>Để chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” ngày càng phát triển theo chiều sâu, thời gian tới, ngành công thương Hà Nội sẽ có những hoạt động hỗ trợ như thế nào, thưa bà?</li>
</ul>
Bà Đào Thu Vịnh: Do Chương trình OVOP còn khá mới mẻ, nên trong quá trình thực hiện còn gặp không ít những khó khăn, nhất là nhận thức từ phía các DN, làng nghề tham gia chương trình. Bên cạnh đó, các DN, nghệ nhân làng nghề tham gia chương trình OVOP còn gặp khó khăn trong việc quảng bá, tiêu thụ hàng hóa. Thực tế hiện nay, các DN, người dân làng nghề chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có định hướng sản xuất hàng hóa, việc liên kết giữa DN với các nghệ nhân còn lỏng lẻo, năng lực sản xuất còn nhiều yếu kém.
Nhằm hỗ trợ DN và làng nghề tham gia chương trình OVOP, Hà Nội sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn OVOP phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng làng nghề, từng DN, từ đó nâng cấp sản phẩm cổ truyền, sáng tạo các mẫu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Xin cảm ơn bà!

Lê Kim Liên (Thực hiện)

Theo cohoigiaothuong.com.vn

View more random threads: