Cơ hội giao thương - Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn phải bằng hoặc cao hơn mệnh giá để tránh thất thoát vốn Nhà nước đang được Bộ Tài chính xem xét sửa đổi cho phù hợp trong thời gian tới đây.


Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn phải bằng hoặc cao hơn mệnh giá để tránh thất thoát vốn Nhà nước đang được Bộ Tài chính xem xét sửa đổi cho phù hợp trong thời gian tới đây.
Theo kiến nghị của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, trong đó thoái vốn cũng là một trong những yếu tố được nhiều nhà đầu tư cũng như dư luận quan tâm. Tuy nhiên, do ràng buộc của một số chính sách nên quá trình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty vẫn chưa thể đạt được như mong muốn.
Bà Vũ Thị Mai- Thứ trưởng Bộ Tài chính- cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay là không được thoái vốn lỗ. Để tháo gỡ tình trạng “chính sách kìm chân doanh nghiệp” trong vấn đề này, bà Mai cho biết, Bộ Tài chính đang xem xét đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc thoái vốn dưới mệnh giá của các DNNN và ban hành tiêu chí DN 100% vốn Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cũng sẽ có các quy định về chuyển nhượng các khoản đầu tư, quy định chào bán cổ phần ra công chúng của các công ty cổ phần chưa niêm yết.
Theo ông Terry Mahony, đại diện Nhóm Công tác thị trường vốn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2013), trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, việc bán một phần vốn của các DNNN sẽ dễ dàng bù đắp được khó khăn của ngân sách trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thay vì giảm lương tối thiểu hay tận thu những nguồn khác. Trên thực tế, nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ lớn không phải là các ngành nhạy cảm, ví dụ như tiêu dùng, phân bón… Hơn nữa, việc các DNNN nắm nhiều ưu đãi hơn về chính sách và vốn vay so với các DN tư nhân là không bình đẳng, làm giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, Nhóm công tác thị trường Vốn kiến nghị: Việt Nam cần tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước bằng việc bán cổ phần nhà nước trong các công ty cổ phần thuộc diện không nhạy cảm. Trước mắt, có thể giảm bớt sở hữu nhà nước tại các công ty niêm yết về dưới 50% nhưng vẫn trên 35%.
Bàn về phương án thoái vốn, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- cho rằng: Cần phải xem lại, phải điều chỉnh các quy định đang gây cản trở cho tiến trình thoái vốn ngoài ngành của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Với cơ chế thị trường thì kể cả chấp nhận lỗ, thất thoát vốn Nhà nước cũng phải bán, bởi dù bán với giá thấp thì ít ra Nhà nước còn thu lại được một phần tiền, còn nếu để tiếp tục lỗ thì thậm chí có thể mất toàn bộ. Ông Lộc cũng lưu ý, các DNNN cần xem lại cơ chế bán và cách bán. Nếu có được một cơ chế bán đảm bảo minh bạch, công khai thì chắc chắn sẽ vẫn thu hút được nhiều người mua. Kể cả khi DN khó khăn mà cho thấy được tiềm năng của DN, cho thấy cơ hội sinh lời thì nhà đầu tư vẫn sẵn sàng mua và trả giá cao.
Việc “chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán" đã nên gây tâm lý lo ngại, chần chừ, sợ thất thoát vốn Nhà nước, sợ trách nhiệm.






Hoàng Hải


Theo cohoigiaothuong.com.vn

View more random threads: