Cơ hội giao thương - Sau một thời gian khá dài trầm lắng thì nhu cầu sử dụng phân bón đang tăng cao trở lại - nhất là tại khu vực Miền Trung, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ do bước vào vụ Hè Thu và mùa mưa. Nhu cầu tăng cao cùng với việc “siết” tải trọng xe, các doanh nghiệp phân bón đang hết sức nỗ lực trong việc cung cấp phân bón - nhất là các loại phân bón uy tín, chất lượng cao đến bà con nông dân.






Sau một thời gian khá dài trầm lắng thì nhu cầu sử dụng phân bón đang tăng cao trở lại - nhất là tại khu vực Miền Trung, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ do bước vào vụ Hè Thu và mùa mưa. Nhu cầu tăng cao cùng với việc “siết” tải trọng xe, các doanh nghiệp phân bón đang hết sức nỗ lực trong việc cung cấp phân bón - nhất là các loại phân bón uy tín, chất lượng cao đến bà con nông dân.
Nguồn cung trong nước tạm ổn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2014, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta cần gần 11 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, nhu cầu phân urê 2,2 triệu tấn, phân SA 900 ngàn tấn, phân kali 960 ngàn tấn, phân DAP 900 ngàn tấn, phân NPK 4 triệu tấn và phân lân 1,8 triệu tấn.
Hiện nay, sản xuất trong nước đã tạm thời đáp ứng nhu cầu. Cụ thể, phân lân chế biến đạt 1,8 triệu tấn. Phân đạm urê hiện đang ở trong tình trạng dư thừa vì tổng công suất của 4 nhà máy trong nước lên tới 2,4 triệu tấn. Phân SA, Kali vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn do trong nước chưa sản xuất được.
Với phân DAP, hiện đã có nhà máy DAP Đình Vũ công suất 330 ngàn tấn/năm, đáp ứng được 1/3 nhu cầu trong nước. Hiện Vinachem đang xây dựng nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai có công suất tương tự. Dự kiến nếu đi vào hoạt động vào năm 2015 sẽ đáp ứng được 2/3 nhu cầu DAP trong nước.
Với phân NPK, trong nước gần như đã chủ động được với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất với đủ chủng loại, hàm lượng, tổng công suất đạt 3,8 triệu tấn/năm. Mỗi năm, chúng ta nhập khoảng 400.000-500.000 tấn, chủ yếu là nhập NPK có hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng cao.
Như vậy, sơ bộ cho thấy hiện tại chúng ta vẫn phải nhập Kali, SA, DAP, NPK hàm lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, dự kiến trong vài năm tới, trong nước dần dần sẽ tiến tới chủ động được gần như toàn bộ nguồn cung phân bón. Đơn cử, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến muối mỏ để sản xuất phân Kali tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan (Trung Lào) trị giá 450 triệu USD, với công suất dự kiến 320.000 tấn/năm và đến năm 2020 dự kiến đạt 1 triệu tấn/năm.
Với phân SA, nhiều DN trong nước cũng sẽ bắt tay vào đầu tư như Supe Lâm Thao. Với DAP, Vinachem cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ nhà máy DAP số 2, phấn đấu đến năm 2015 cho ra đời sản phẩm. Với NPK chất lượng cao, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cũng đang xúc tiến triển khai dự án sản xuất NPK một hạt chất lượng cao công suất 250.000 tấn/năm trong năm 2015 và dự kiến cho ra đời sản phẩm vào năm 2017.
Doanh nghiệp uy tín đảm bảo nguồn cung tin cậy
Tuy nguồn cung phân bón trong nước đã tạm thời ổn định, nhưng những câu chuyện đáng ngại gần đây về nạn phân bón kém chất lượng, nhất là phân bón nhập khẩu qua đường tiểu ngạch cũng làm bà con nông dân hoang mang. Thực tế, nhiều loại phân bón nhập khẩu cũng hay bị làm nhái, hơn thế nữa, do nhập khẩu từ nhiều nguồn nên chất lượng và giá bán cũng khác nhau.
Vấn đề đặt ra là muốn quản lý từ gốc thì phải từ chính các nguồn nhập khẩu, bao gồm: chọn lựa nguồn hàng uy tín để nhập, đảm bảo sự ổn định trong cung cấp hàng, kịp thời cho mùa vụ, lô hàng lớn để giảm chi phí…nhất là đơn vị nhập khẩu phải là đơn vị có uy tín để đảm bảo, chịu trách nhiệm cho sản phẩm nhập khẩu của mình.
Những năm vừa qua, không chỉ được biết đến như một nhà sản xuất urê lớn nhất cả nước với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) còn là nhà cung cấp các mặt hàng phân bón mang thương hiệu Phú Mỹ, góp phần vào ổn định nguồn cung phân bón trong nước: NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ... Những sản phẩm này được PVFCCo đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và giúp cho nông dân có được bộ sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng đồng bộ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng và điều quan trọng hơn, giúp nông dân có được nguồn sản phẩm đáng tin cậy, giảm bớt nỗi lo hàng giả, hàng kém chất lượng.
Với hệ thống đại lý, kho trung chuyển rộng khắp toàn quốc và chính sách bán hàng ngày càng được cải tiến, tuân thủ nghiêm ngặt quy định “siết” tải trọng xe bằng nỗ lực sử dụng các hệ thống vận chuyển đường sắt, đường thủy…, bộ sản phẩm phân bón chất lượng cao thương hiệu Phú Mỹ do PVFCCo cung cấp đảm bảo kịp thời đến với bà con nông dân bằng giá cả hợp lý, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng vốn đang nhức nhối hiện nay.

Nguyễn Duyên-Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn