Cơ hội giao thương - Ngày 2/7/2014, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Vinatex.




Hội thảo có sự tham dự đông đảo của đại diện các quỹ tín dụng, các công ty chứng khoán, các nhà nhập khẩu..., cho thấy mức độ quan tâm cao của các nhà đầu tư tới cổ phiếu Vinatex.

Ngày 2/7/2014, Tp đoàn Dt may Vit Nam (Vinatex) phi hp vi Công ty cổ phần Chng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát trin Vit Nam (BSC) t chc bui gii thiu cơ hi đầu tư c phiếu Vinatex.
Theo đó, ngày 22/7 tới, Vinatex sẽ chào bán gần 122 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,4% vốn điều lệ. Với giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phiếu.
Theo định giá, Vinatex trước cổ phần hóa có vốn điều lệ hơn 4.200 tỷ đồng, tuy nhiên sau cổ phần hóa vốn điều lệ của Vinatex là 5.000 tỷ đồng, khoản chênh lệch 700 tỷ đồng là do Tập đoàn vừa chào bán cổ phần nhà nước vừa tăng vốn điều lệ, với giá chào bán đồng nhất là 11.000 đồng/cổ phiếu.
Trong những năm qua, với hệ thống quản trị tốt, đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật năng động, Vinatex đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất kinh doanh. Kim ngạch XK liên tục ở vị trí hàng đầu, năm 2013 kim ngạch XK của Tập đoàn đạt 2,9 tỷ USD. Mức chi trả cổ tức tại nhiều doanh nghiệp trong nhóm dệt, may của Tập đoàn đạt 12%-15%. Một số đơn vị có mức cổ tức cao là: Tổng công ty May Việt Tiến, Tổng công ty Việt Thắng, Tổng công ty cổ phần Phong Phú.
Hiện Vinatex đang tập trung nguồn lực để đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, tăng cường cho chuỗi cung ứng khép kín từ sợi-dệt-nhuộm, hoàn tất và may, tận dụng tối đa lợi ích do các Hiệp định thương mại mang lại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên cũng đang thực hiện các phương án về nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước trong khu vực để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Tập đoàn phấn đấu đạt kim ngạch XK 5 tỷ USD trước năm 2020. Bên cạnh đó, Vinatex vừa trúng gói hỗ trợ 100 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với lãi suất thấp 1,5%, thời hạn 25 năm để tái cấu trúc doanh nghiệp.
Tham dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định, Vinatex rất chuyên nghiệp và bài bản trong công tác CPH do sớm vận hành theo cơ chế thị trường. Vinatex có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh theo chuỗi xuyên suốt từ bông-sợi-dệt-may, có nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển theo định hướng giảm dần may gia công, chuyển sang hình thức sản xuất FOB, ODM, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Là tập đoàn kinh tế có tiềm lực về kỹ thuật, công nghệ, tới đây khi vận hành theo mô hình CPH với ban lãnh đạo trí tuệ cùng những kinh nghiệm sẵn có, Vinatex sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, với các hiệp định thương mại song phương và đa phương sắp được ký kết như: Hiệp định TPP, FTA với Liên minh châu Âu, FTA với Liên minh thuế quan Nga-Belarusia-Kazakhstan sẽ đem lại nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là hàng dệt may. Trong xu hướng phát triển này, các nhà đầu tư mua cổ phiếu Vinatex sẽ cực kỳ thuận lợi…
Theo đại diện Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BSC), sự kiện IPO của Vinatex được giới đầu tư đánh giá là một trong những thương vụ đáng trông đợi nhất trong năm nay.
Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Vinatex có sự tham dự đông đảo của nhiều nhà đầu tư, đại diện các quỹ tín dụng, các công ty chứng khoán, các nhà nhập khẩu, các hãng cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Điều này cho thấy mức độ quan tâm cao của các nhà đầu tư tới cổ phiếu Vinatex.

Lê Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn

View more random threads: