Cơ hội giao thương - Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo lại từ Việt Nam. Nhật cũng bắt đầu mua lại gạo từ Việt Nam do giá thấp trong khi giá gạo Thái Lan cao, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc vẫn rất lớn.






Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo lại từ Việt Nam. Nhật cũng bắt đầu mua lại gạo từ Việt Nam do giá thấp trong khi giá gạo Thái Lan cao, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc vẫn rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu An Giang cho biết, trước đây gạo Việt Nam đã xuất vào hai thị trường khó tính này nhưng một thời gian bị dừng lại do yêu cầu rất cao về chất lượng.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cũng cho rằng, các địa phương cần xây dựng những vùng trồng riêng một số loại gạo để xuất sang thị trường đặc biệt này, trên thực tế, nhu cầu gạo của họ không nhỏ.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Trong năm 2012, Nhật Bản dự kiến nhập 600.000 tấn gạo, nhưng nước này sẽ thăm dò rất cẩn thận về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Theo VFA, 6 tháng qua là thời điểm vô cùng khó khăn của ngành gạo và đến nay vẫn xuất khẩu thấp. Quý I khó xuất khẩu do ở phân khúc gạo cấp thấp gần như các doanh nghiệp mất hẳn thị trường châu Phi vào tay các doanh nghiệp Ấn Độ. Quý II tình hình có vẻ khả quan hơn nhờ đẩy mạnh gạo cấp cao, gạo thơm vào châu Phi. <br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Thêm vào đó, hiện giá gạo nội địa Trung Quốc cao hơn giá Việt Nam nên các doanh nghiệp vẫn có cơ hội xuất sang thị trường này.<br style="color: #000000; ">
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã nhập của Việt Nam 1,2 triệu tấn gạo, trong đó đã giao 900.000 tấn và thị trường này được đánh giá là thị trường tiềm năng.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Tuy nhiên, VFA khuyến cáo, trong quá trình thanh toán với các doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp và thương nhân xuất khẩu Việt Nam, khi chưa nhận được tiền, chứng từ thì không nên giao hàng. VFA nhận định, lúc này giá gạo nội địa Trung Quốc cao hơn giá Việt Nam nên Việt Nam có cơ hội xuất sang thị trường này.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> VFA khuyến cáo thêm, ngành nông nghiệp chỉ nên giữ sản lượng gạo cấp thấp ở mức 15-20%, đặc biệt là vụ hè thu do Ấn Độ đang xuất khẩu gạo cấp thấp rất lớn, Myanmar mới nổi lên là thị trường gạo cấp thấp, giá rẻ, nếu Việt Nam tiếp tục theo con đường gạo cấp thấp sẽ thất bại.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Hiện nay, 1,2 triệu tấn gạo ký với Trung Quốc thì 100% là gạo chất lượng cao và gạo thơm.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Giải thích việc dự định mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ nhưng quyết định đưa ra chỉ tạm trữ 500.000 tấn vụ, ông Trương Thanh Phong cho rằng do vụ hè thu việc thu hoạch dải đều, không dồn dập như vụ đông xuân, các doanh nghiệp cũng có hợp đồng trở lại, trong khi đó gạo còn tồn kho của vụ đông xuân không nhất thiết phải tiêu thụ mà để pha chế với gạo vụ hè thu.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Điều khác biệt hiện nay là thu mua tạm trữ không có giá sàn mà mua theo giá thị trường vì theo giải thích của ông Phong, giá thành lúa công bố vụ hè thu gần 4000 đồng/kg là mức cao trong khi giá gạo thế giới xuống rất thấp, lúc này mục tiêu đề ra không phải là lãi mà là giải quyết được lượng lúa gạo trong dân, 30% lãi tối thiểu cho nông dân là Nhà nước đề ra để doanh nghiệp phấn đấu, không tính theo từng vụ mà tính theo năm. Lúc này muốn nâng cao đời sống nông dân, phải có chính sách tổng hợp, không thể chỉ dựa vào giá lúa cao.<br style="color: #000000; "> <br style="color: #000000; "> Tính đến hết tháng 6, lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt 3,414 triệu tấn gạo các loại, giảm 12,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trị giá FOB đạt 1,567 tỉ USD, giảm 15,17%, giá xuất khẩu bình quân 458,99 USD/tấn, giảm 13,03 USD/tấn so với cùng kỳ 2011./.




(Theo Vietnam+)

Theo cohoigiaothuong.com.vn