Cơ hội giao thương - Việc tăng đáng kể khoản viện trợ không hoàn lại, từ 300 lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020 dành cho Việt Nam, bất chấp bối cảnh chính sách tài khóa thắt chặt tại châu Âu, là minh chứng rõ ràng cho những cam kết đó. Cho đến nay, EU cùng các quốc gia thành viên của mình đã trở thành nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.




Tiến sĩ Franz Jessen, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo.

Việc tăng đáng kể khoản viện trợ không hoàn lại, từ 300 lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020 dành cho Việt Nam, bất chấp bối cảnh chính sách tài khóa thắt chặt tại châu Âu, là minh chứng rõ ràng cho những cam kết đó. Cho đến nay, EU cùng các quốc gia thành viên của mình đã trở thành nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Đó là khẳng định của tiến sỹ Franz Jessen, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam trong buổi họp báo "EU-Việt Nam: 25 năm quan hệ vững chắc và một tương lai tươi sáng."
Đại sứ Franz Jessen cho biết, trong năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hàng loạt các sự kiện nổi bật và ý nghĩa với hai bên sẽ được tổ chức xuyên suốt năm kỉ niệm này nhằm đánh dấu mốc quan trọng của tình hữu nghị song phương.

Ngày 22/10/1990, Cộng đồng châu Âu lúc đó (EC) - tiền thân của EU ngày nay - và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt nền móng vững chắc cho một mối quan hệ lâu dài và toàn diện.

Sau đó là sự thành lập chính thức cơ quan đại diện ngoại giao của EC tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg vào tháng 1/1996.

Liên minh châu Âu đã tái khẳng định cam kết của mình trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam trên nhiều phương diện và là nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn tri thức và kỹ thuật chủ chốt của Việt Nam.

Theo tinh thần này, EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội.

Việc tăng đáng kể khoản viện trợ không hoàn lại, từ 300 lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020 dành cho Việt Nam, bất chấp bối cảnh chính sách tài khóa thắt chặt tại châu Âu, là minh chứng rõ ràng cho những cam kết đó. Cho đến nay, EU cùng các quốc gia thành viên của mình đã trở thành nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng cùng những chuyển biến đáng kể về mặt xã hội, vươn lên sau một thời kỳ chiến tranh kéo dài để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và là một đối tác quan trọng trong ASEAN.

EU luôn đồng hành cùng Việt Nam trên suốt chặng đường này, tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác song phương bằng Hiệp định Khung Hợp tác năm 1995 và mới đây là Hiệp định Khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) năm 2012.

Tiến sỹ Franz Jessen cho biết, tính đến năm 2015, đã có 20 trong tổng số 28 nước thành viên của EU đã thành lập Cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội, phản ánh vị thế chính trị quan trọng của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.

Để kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, một chuỗi các hoạt động ngoại giao nhân dân đa dạng sẽ được tổ chức xuyên suốt năm 2015, trong đó có các sự kiện dành cho giới trẻ, các diễn đàn công chúng với các học giả đến từ châu Âu, liên hoan phim và liên hoan âm nhạc cùng với các hội nghị, hội thảo và nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này do Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức cũng như cùng phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, các trung tâm văn hóa châu Âu và các dự án EU tài trợ tổ chức.




Lê Kim Liên

Theo cohoigiaothuong.com.vn